Bao sát bát hương vào ngày nào và những điều nên biết

Phong tục tập quán của người Việt

Bao sát bát hương vào ngày nào và những điều nên biết

Ngày đăng: 14-01-2020 | Lượt xem: 1211

Bao sái bát hương là cách gọi theo nhà Phật về việc vệ sinh bát hương, một việc rất cần làm lúc năm hết tết đến và thường được làm vào dịp cuối năm. Vào ngày này mọi người thường hướng dẫn nhau cách rút chân nhang để vệ sinh bát hương theo đúng phong tục. Vậy bao sái bát hương vào ngày nào và cần kiêng kỵ những gì, mời độc giả cùng đón đọc.

BAO SÁI BÁT HƯƠNG LÀ GÌ?

Theo các nhà Phật thì bao sái được hiểu là việc vệ sinh bát hương. Đây là việc quan trọng cần làm khi một năm sắp kết thúc, thường vào ngày cúng ông Công, ông Táo sẽ được tiến hành (tức là ngày 23 tháng chạp hàng năm).

Vào dịp cuối năm chính là lúc mà con cháu nhớ và hướng về tổ tiên, cội nguồn của mình cùng như những vị thần linh nhằm vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn vừa mong có một năm bình an. Vào dịp cuối năm, do trong gia đình có nhiều bát hương nên muốn gộp lại hoặc là có ít quá nên muốn tách ra cũng như muốn thay đổi bát hương nên nhiều gia đình có nhu cầu bốc lại bát hương.

CÁC KIÊNG KỴ NÊN NHỚ KHI BAO SÁI, VỆ SINH BÁT HƯƠNG

Trong các gia đình của người Việt thì mọi nhà đều đặt trên ban thờ những bát hương (bát nhang) để cắm hương khi cúng, giỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bốc lại bát nhanh sao cho phù hợp, không phạm phải những kiêng kị.
Theo Phật Giáo, bát hương được xem là linh vật rất linh thiêng. Ở nơi thờ cúng chính là nơi mà con người sẽ nhớ đến tổ tiên và cội nguồn của mình, hướng đến các vị thần linh để cầu mong một năm bình an, may mắn và thể hiện được lòng thành kính.

Việc thắp một nén nhanh là nhịp cầu giúp người dương và người âm gặp nhau, cách mà mọi người gửi lòng thành kính, sự hiếu thuật của mình vào cõi vô hình.

Theo quan niệm và phong tục của người Việt Nam thì trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên thường là trưởng nam trong một gia đình và thông thường có 3 cấp bậc, đó là thờ Phật, thờ Thần và thờ gia tiên.

Chỉ cần thành taam cũng như có thân thể sạch sẽ thì người nào cũng có thể bốc và rút chân nhang. Sau đây là những điều cần lưu ý khi rút chân nhang, bốc bát hương:
- Mọi người thường nghĩ các thầy hoặc là pháp sư mới có thể bốc bát hương. Tuy nhiên, ai cũng có thể bốc, tốt nhất là gia chủ.
- Người bốc bát hương cần phải sạch sẽ, thành tâm. Nhờ người bốc hộ, có thể họ sẽ cho thêm hạt nhựa hoặc là bùa chú. Điều này sẽ không tốt cho gia đình.
- Sau khi bốc bát hương xong, bạn cần đặt bát hương đó trên bàn thờ đã được vệ sinh sạch sẽ. Lưu ý là những đồ bày ở trên bàn thờ có mục đích cho việc thờ cúng, chứ không cần phải làm đẹp bàn thờ.
- Tiền vàng mã hoặc tiền xu có thể đặt trên bàn thờ, nhưng với tiền thật thì không bởi khi đặt tiền thật ở trên bàn thờ, tổ tiên và thần linh khó có về, các cầu nguyện của bạn sẽ không gửi đến được tổ tiên, thần linh.
- Trong ngày ông Công, ông Cáo thì bạn có thể bày thêm đồ mã và bánh kẹo. Trong ngày 30 Tết cho tới ngày mùng 5 thì bạn nên dán Táo quân phù để có thể mời ông Táo quay lại.

HƯỚNG DẪN CÁCH BAO SÁI BÁT HƯƠNG ĐÚNG CÁCH

Để rút chân hương đúng cách, không phạm phải các kiêng kị, các bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khi đã bao sái và dọn dẹp nhà cửa xong thì bạn nên mở hết các cửa nhà ra, chuẩn bị đầy đủ các đồ là nến, hương, hoa, quả, đồ cúng. Củ gừng vẫn còn nguyên vỏ mang đi rửa sạch và giã nát sau đó đổ vào trong rượu trắng cũng như ngâm khăn vào trong rượu khoảng 30 phút trước khi bạn tiến hành dọn dẹp.

Bước 2: Thắp trên bàn thờ một nén hương và khấn để xin phép tổ tiên, thần linh về việc dọn dẹp bàn thờ.

Bước 3: Hạ đồ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn

Trước khi thực hiện hạ đồ cúng xuống, bạn nên chuẩn bị một cái bàn to, sạch sẽ và phủ trên bàn là lớp vải hoặc là giấy đỏ đặt ngay cạnh bàn thờ để có thể đặt toàn bộ đồ cúng xuống bàn đó ngay ngắn.

Đối với bàn thờ Phật, bạn nhớ phủ vải hoặc dùng giấy vàng. Khi lau thì bạn nên dùng khăn sạch đã ngâm qua rượu gừng.
Sau khi lau xong bằng khăn ngâm qua rượu gừng thì bạn lau lại bằng chiếc khăn khô. Lau, vệ sinh từng đồ cúng một, tuyệt đối không được kẹp đồ cúng vào nách, chân và háng. Bên cạnh đó, bạn nhớ để đồ cúng trang nghiêm và ngay ngắn.

Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân nhang

Đối với việc bao sái và rút tỉa chân nhang thì đầu tiên, bạn nên rửa hai tay bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt lấy bát hương, lấy khăn và chổi khô để quét toàn bộ những bụi bẩn ở bát hương xuống. Sau đó, lấy hai tay rút tỉa từng chân nhanh cho tới khi chân nhang còn lại là số lẻ. Thông thường thì bát nhang cúng thần linh thường để 5 chân nhang, còn bát hương khác là để 3 chân nhang.

Những chân nhang đã rút nên đặt trên bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ rồi mang đi hóa hết, thả trôi sông. Tiếp đó là lấy khăn sạch khô để lau dọn những tàn nhang ở cân hương cũ rơi ra và dùng khăn ngâm rượu gừng lau xung quanh bát hương lần nữa.

Bước 5: Đặt các đồ cúng vào đúng vị trí và thay nước cũng như chum gạo muối (nếu có) và khấn xin thỉnh cầu tổ tiên, thần linh về, báo cáo việc thu dọn chân hương đã xong.

Lưu ý: Đối với bàn thờ Phật, tượng và ảnh Phật thì bạn không nên dùng rượu mà dùng khăn thấm nước sạch ngâm cánh hoa hồng màu vàng để lau. Nếu như không có thì bạn có thể dùng nước ngũ vị hương thay thế.

banner-contact

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRỌNG TRÍ TÍN

SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com

Mã số thuế: 0109379202 -  Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông

Chat Live Facebook