Ngày đăng: 27-03-2015 | Lượt xem: 204016
Đồ đồng Việt Dovi xin đưa ra 1 vài hướng dẫn cách đặt Thiềm Thừ trên bàn thờ ông Địa - Thần tài.
Có truyền thuyết kể rằng: vợ của một trong tám vị tiên đã đánh cắp linh đan của Tây Vương Mẫu rồi trốn lên mặt trăng và biến thành cóc. Vì đã uống thuốc trường sinh nên bà trở nên bất tử, trong quá trình chuyển hóa thành cóc bà cầu xin được tha thứ. Thượng đế giàu lòng từ bi chỉ biến nửa thân người phía trên của bà thành cóc, phần đuôi nòng nọc vẫn giữ lại. Vì vậy bà biến thành cóc ba chân.
Một truyền thuyết khác: Cóc ba chân vốn là yêu tinh, được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, đi khắp nơi nhả tiền giúp người nghèo. Cóc ba chân là do Lưu Hải câu được bằng những đồng tiền vàng. Lưu Hải là một trong tám vị tiên sống ở thế kỷ thứ X sau Công Nguyên. Người ta cho rằng Lưu Hải rất tinh thông phép thuật của Lão giáo, lại biết được sức mạnh của cóc ba chân trong việc thu hút tài lộc và thịnh vượng.
Sau bao nhiêu công sức tìm kiếm con vật thần thoại này, Lưu Hải thấy nó núp dưới một cái giếng sâu. Biết con cóc thích tiền, Lưu Hải đã dùng chỉ màu đỏ xâu những đồng tiền vàng để làm mồi và câu con cóc từ giếng lên.
Vì vậy, Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc. Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc, nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc, giảm thiểu rủi ro, nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người. Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.
1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.
7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn, sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. (vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì thế).
Có nhiều ý kiến khác nhau về phương hướng và vị trí tốt nhất để bài trí cóc ba chân. Nên để cóc ba chân ở khu vực gần cửa trước, đặt ở vị trí tương đối thấp, nhưng không để dưới đất. Nhiều nhà còn đặt cóc ngọc gần ban thờ thần tài vì vị trí gần cửa.
Đừng để cóc đối diện với cửa chính, cửa sổ. Nếu không cóc 3 chân sẽ nhả tiền ra ngoài hết. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, bàn thờ thần tài, những đồ đạc khác...
Bạn có thể để bao nhiêu cóc ba chân trong nhà tùy thích, với điều kiện tổng số cóc trong nhà không bao giờ vượt quá 9 con. Nếu bạn muốn để cóc quanh nhà, hãy bố trí chúng một cách kín đáo, không được để cóc trong phòng ngủ và trong nhà bếp.
Tags: thiềm thừ, cóc 3 chân, cóc ba chân, cách khai quang thiềm thừ, cách khai quang điểm nhãn thiềm thừ cho thiềm thừ, cách khai quang điểm nhãn, bàn thờ gia tiên
|
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông