Hướng dẫn cách đặt di ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên đúng nhất

Tư vấn

Hướng dẫn cách đặt di ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên đúng nhất

Ngày đăng: 20-05-2020 | Lượt xem: 2341

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng, phong tục ngàn đời nay của người Việt. Bàn thờ gia tiên là nơi hội tụ linh khí và mang ý nghĩa tâm linh cao cả, chính vì vậy, việc bày trí, sắp xếp đồ thờ cúng cũng như di ảnh thờ theo đúng thứ tự và quy luật là việc vô cùng quan trọng mà gia chủ nào cũng phải biết.

Bàn thờ tổ tiên là nơi để con cháu tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn, tấm lòng thành kính với đấng sinh thành, ông bà tổ tiên. Khi có người thân mất đi (thường là ông bà, cha mẹ,… của gia chủ), thì gia đình sẽ đặt di ảnh thờ của người đã khuất trên ban thờ cùng với bát hương để thờ cúng và tưởng nhớ đến họ. Nhiều người tưởng rằng chỉ đơn giản đặt bức ảnh của người đã khuất lên bàn thờ là xong, mà không biết rằng, việc đặt di ảnh cũng phải tuân theo định thì mới phải lệ, đảm bảo việc thờ cúng có hiệu quả. Hãy cùng với Sập thờ gỗ mít tìm hiểu cách đặt và sắp xếp di ảnh thờ chuẩn nhất.
1. Vị trí đặt di ảnh thờ
Di ảnh thờ của người đã mất nên được đặt ở giữa bàn thờ và phía sau bát hương dùng để cúng bái cho người đã mất đó.
2. Ảnh thờ đặt theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu”
Nam tả – Nữ hữu nghĩa là Nam trái – Nữ phải, tức là khi sắp xếp di ảnh thờ, chúng ta sẽ xếp ông ở phía bên tay trái của bà và ngược lại bà ở bên tay phải ông. Cách sắp xếp trên dựa theo hướng từ trên bàn thờ xuống. Rất nhiều gia đình hiểu sai ý nghĩa của nguyên tắc này, thường áp theo chiều từ người lễ hướng vào. Nếu là góc nhìn từ người thực hiện hành trí hướng vào thì di ảnh người nam phải đặt ở bên phải, di ảnh nữ là bên trái.
Rất nhiều người hỏi rằng việc đặt sai bên thì có làm sao không?
Thì thực ra là chúng không sao cả, việc đặt ngược như vậy cũng không sai, chỉ là đi ngược lại truyền thống của các cụ từ xưa. Chỉ cần ki lập di ảnh thờ, gia chủ có lòng thành và có tâm trong sạch là được.
Vậy nguyên tắc Nam tả – Nữ hữu này xuất hiện từ đâu và mang ý nghĩa gì?
Theo quan niệm dân gian, người xưa đã quan sát sự vận chuyển của tự nhiên, các yếu tố ngoại cảnh với hoạt động bên trong của con người đã phân ra nhiều cách để sắp xếp di ảnh thờ. Cụ thể:
Nếu đứng quay mặt về phương Nam thì mặt trời lên ở bên tay trái (Tả). Mặt trời lặn ở bên tay phải (Hữu).
Nam xung do huyết. Buổi sáng (3-5h sáng) Can khí vượng, huyết  xung…
Nữ trầm bởi thận. Buổi chiều (khoảng 4-6h chiều), thận khí khỏe,…
Từ đó, sinh ra các nguyên tắc như: Nam Tả – Nữ Hữu; Nam Dương – Nữ Âm. Nam Huyết – Nữ Khí; Nam Can – Nữ Thận… Trong đó, Nam tả – Nữ hữu là nguyên tắc được sử dụng phổ biến nhất.
Nếu gia đình bạn thờ cả gia tiên, tiền tổ thì vẫn áp dụng nguyên tắc  “Nam Tả – Nữ Hữu” nhưng sẽ chia cấp bậc ra từ cao xuống thấp. Trên là các cụ xong đến ông bà, cha mẹ.
3. Không để chung chân dung của ông và bà trong cùng một ảnh
Việc để chung khung ảnh thờ là điều kiêng kỵ, bạn phải tách riêng mỗi người một khung ảnh thờ, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và cân đối trên bàn thờ.
Bên cạnh đó, khi chọn khung ảnh thờ gia chủ cũng phải chú ý, nếu 2 người cùng cấp bậc thì phải đặt làm 2 khung ảnh thờ giống nhau, kích cỡ phù hợp với không gian và kích thước bàn thờ, cũng như đảm bảo sự cân đối với Bát Hương và đồ thờ cúng như: lọ Hoa, mâm bồng, chân nến, đèn…
Hiện nay có rất nhiều loại khung ảnh thờ từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa hay kim loại,… Trong đó, khung ảnh bằng đồng và gỗ là 2 loại được nhiều người quan tâm và sử dụng bởi dự sang trọng, tạo nên sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng.

Bàn thờ tổ tiên là nơi để con cháu tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn, tấm lòng thành kính với đấng sinh thành, ông bà tổ tiên. Khi có người thân mất đi (thường là ông bà, cha mẹ,… của gia chủ), thì gia đình sẽ đặt di ảnh thờ của người đã khuất trên ban thờ cùng với bát hương để thờ cúng và tưởng nhớ đến họ. Nhiều người tưởng rằng chỉ đơn giản đặt bức ảnh của người đã khuất lên bàn thờ là xong, mà không biết rằng, việc đặt di ảnh cũng phải tuân theo định thì mới phải lệ, đảm bảo việc thờ cúng có hiệu quả.

1. Vị trí đặt di ảnh thờ

Di ảnh thờ của người đã mất nên được đặt ở giữa bàn thờ và phía sau bát hương dùng để cúng bái cho người đã mất đó.

2. Ảnh thờ đặt theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu”

Nam tả – Nữ hữu nghĩa là Nam trái – Nữ phải, tức là khi sắp xếp di ảnh thờ, chúng ta sẽ xếp ông ở phía bên tay trái của bà và ngược lại bà ở bên tay phải ông. Cách sắp xếp trên dựa theo hướng từ trên bàn thờ xuống. Rất nhiều gia đình hiểu sai ý nghĩa của nguyên tắc này, thường áp theo chiều từ người lễ hướng vào. Nếu là góc nhìn từ người thực hiện hành trí hướng vào thì di ảnh người nam phải đặt ở bên phải, di ảnh nữ là bên trái.

Rất nhiều người hỏi rằng việc đặt sai bên thì có làm sao không?

Thì thực ra là chúng không sao cả, việc đặt ngược như vậy cũng không sai, chỉ là đi ngược lại truyền thống của các cụ từ xưa. Chỉ cần ki lập di ảnh thờ, gia chủ có lòng thành và có tâm trong sạch là được.

Vậy nguyên tắc Nam tả – Nữ hữu này xuất hiện từ đâu và mang ý nghĩa gì?


Theo quan niệm dân gian, người xưa đã quan sát sự vận chuyển của tự nhiên, các yếu tố ngoại cảnh với hoạt động bên trong của con người đã phân ra nhiều cách để sắp xếp di ảnh thờ. Cụ thể:
- Nếu đứng quay mặt về phương Nam thì mặt trời lên ở bên tay trái (Tả). Mặt trời lặn ở bên tay phải (Hữu).

- Nam xung do huyết. Buổi sáng (3-5h sáng) Can khí vượng, huyết  xung…

- Nữ trầm bởi thận. Buổi chiều (khoảng 4-6h chiều), thận khí khỏe,…

Từ đó, sinh ra các nguyên tắc như: Nam Tả – Nữ Hữu; Nam Dương – Nữ Âm. Nam Huyết – Nữ Khí; Nam Can – Nữ Thận… Trong đó, Nam tả – Nữ hữu là nguyên tắc được sử dụng phổ biến nhất.
Nếu gia đình bạn thờ cả gia tiên, tiền tổ thì vẫn áp dụng nguyên tắc  “Nam Tả – Nữ Hữu” nhưng sẽ chia cấp bậc ra từ cao xuống thấp. Trên là các cụ xong đến ông bà, cha mẹ.

3. Không để chung chân dung của ông và bà trong cùng một ảnh

Việc để chung khung ảnh thờ là điều kiêng kỵ, bạn phải tách riêng mỗi người một khung ảnh thờ, nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và cân đối trên bàn thờ.
Bên cạnh đó, khi chọn khung ảnh thờ gia chủ cũng phải chú ý, nếu 2 người cùng cấp bậc thì phải đặt làm 2 khung ảnh thờ giống nhau, kích cỡ phù hợp với không gian và kích thước bàn thờ, cũng như đảm bảo sự cân đối với Bát Hương và đồ thờ cúng như: lọ Hoa, mâm bồng, chân nến, đèn…

Hiện nay có rất nhiều loại khung ảnh thờ từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa hay kim loại,… Trong đó, khung ảnh bằng đồng và gỗ là 2 loại được nhiều người quan tâm và sử dụng bởi dự sang trọng, tạo nên sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng.

banner-contact

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRỌNG TRÍ TÍN

SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com

Mã số thuế: 0109379202 -  Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông

Chat Live Facebook