Ngày đăng: 30-07-2022 | Lượt xem: 388
Trong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu.
Từ đó có tên gọi Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu nghi thiên hạ, Mẫu Thượng ngàn (rừng xanh), Mẫu Thủy (sông dài biển rộng) đó là những hình tượng sinh động về Người Mẹ trong cuộc sống.
Còn về cụ thể bằng xương thịt và có đời sống dân gian gần gũi với dân cư sông Hồng là hình ảnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ thánh bất tử của nền nếp đạo đức truyền thống của nền văn minh sông Hồng ( Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu) được tôn kính lập đền thờ khắp nơi, từ Bắc vào Nam.
Từ đó hình thành nên một nền nếp đạo đức truyền thống của văn minh sông Hồng trong quá trình tiếp nhận có chọn lọc nền văn minh Ấn Độ - Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đánh đuổi các loại kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển với câu ngạn ngữ bất hủ “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, với đạo lý bất di bất dịch trong truyện cổ dân gian Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
“Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”.
Các thanh đồng trong đạo Mẫu sẽ trải qua một quá trình 3 năm thử lính, 9 năm thử đồng hay còn gọi là quá trình luyện đồng vô cùng kỳ bí để trở thành các đồng nhân thực sự.
Trong tâm thức dân gian Việt còn một hình tượng người cha anh hùng dân tộc Thánh Trần Hưng Đạo mà không một đình, đền, chùa nào không có một ban thờ ngài.
Dân gian gọi ngài bằng Đức Thánh bởi truyền thuyết kể rằng ngài là con trời, được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian đầu thai vào dòng dõi hoàng tộc nhà Trần để bình định giặc Nguyên- Mông đang có âm mưu tung vó ngựa viễn chinh hủy diệt loài người. Và chính ngài bằng văn trị, võ công siêu việt đã hai lần đại phá quân xâm lược Nguyên – Mông, được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử thế giới theo đề xuất của Hội khoa học Hoàng gia Anh quốc lựa chọn là một trong 10 danh tướng thế giới của mọi thời đại trong đó có một danh tướng còn sống ở thế kỷ XXI là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cũng trong dân gian đã định rằng: tháng tám giỗ cha- tháng ba giỗ mẹ để mở lễ hội tại nơi thờ chính Phủ Giầy (Nam Định) và Vạn Kiếp (Hải Dương). Người ta nô nức tề tựu dâng lễ cha, mẹ cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu an và chứng nghiệm rằng rất linh thiêng.
Với các tín đồ trong dòng đồng nhà Trần, quá trình chấm đồng & luyện đồng còn khắt khe hơn rất nhiều.
Đồng Tứ Phủ:
Luyện đồng qua các nghi lễ hầu hạ, hành đạo hằng ngày trong suốt quá trình tu tập, có thể gọi là luyện đồng mở (bách gia có thể biết được: Dự hầu, tín chủ đến cậy nhờ hành đạo như xem bói, gọi dí…)
Đồng Nhà Trần:
Quá trình luyện đồng không thực hiện cùng với nghi lễ hành pháp thông thường mà phải thông qua các vấn hầu luyện đồng.
Khi luyện đồng, đồng Nhà Trần phải luyện kín, chỉ người trong bản hội dòng đồng mới được biết hoặc dự.
Một canh hầu luyện đồng như vậy, thường đồng thầy hầu dẫn bóng một vài giá, sau đó nhóm đồng nhân (cùng dòng/ bản hội) hầu mỗi người một vài giá đồng (Nhà Trần). Có thể xiên lình ngang, lình móc, lấy dấu mặn... hoặc các nghi thức đặc biệt khác theo chỉ định của thầy đạo để luyện cho từng đồng nhân.
Thông qua các vấn hầu luyện đồng, chư Thánh giáng bóng trực tiếp đúc vào căn mệnh của Thanh đồng (không chỉ mài vết khắc nghiệp mà còn song song với luyện cốt, tạo ra nội lực tự thân).
Do vậy, đồng Nhà Trần sau khi luyện đồng có thể hành pháp, làm việc trấn quỷ, trừ tà nhờ nội lực tự thân đã được luyện này.
Việc luyện đồng có thể nhiều lần trong năm (tùy căn cơ và công việc được giao phó), không bị giới hạn số lần hầu (mài vết khắc nghiệp) như đồng Tứ Phủ.
Tuy nhiên việc này cũng có mặt bất lợi, đặc biệt là giai đoạn bao cấp hoặc những thời kỳ đạo nội bị chống phá, bài xích. Luyện đồng Nhà Trần không để người ngoài biết và khi đó rất ít đồng nhân trong một bản hội có thể tự do tập trung lại để luyện đồng, nhiều phép luyện đồng cổ xưa vì vậy mà bị mai một đi phần nào...
Nguồn: tamlinh.org
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông