Bài khấn cúng rằm 15 âm lịch hàng tháng

Cách chọn đồ đồng

Bài khấn cúng rằm 15 âm lịch hàng tháng

Ngày đăng: 18-07-2024 | Lượt xem: 36

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, hàng tháng cứ đến ngày rằm hay mùng 1, con cháu lại tiến hành dâng hương hoa lên ban thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính và mong cầu được tổ tiên phù hộ cho bình an, may mắn. Chuẩn bị mâm lễ ra sao? Văn khấn thế nào mới chuẩn là điều mà mọi người quan tâm. Tham khảo bài viết dưới đây.

1. Lễ vật cúng gia tiên, thần Phật vào ngày Rằm cần chuẩn bị những gì?

Thờ cúng thần linh, gia tiên là một phong tục lâu đời của người Việt từ bao thế hệ. Điều này thể hiện sự biết ơn, tri ân với thần linh và những người đã khuất, cầu mong sự an ổn, may mắn đến với gia đình.

Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều. Tuy nhiên, dù giản lược đi thế nào thì đồ lễ cúng rằm cũng không thể thiếu các lễ vật như sau:
+ Hương hoa, Trầu, Rượu, Nước, Hoa quả.
+ Nhiều gia đình còn đốt vàng mã vào ngày này với mong muốn ông bà, thần linh ở thế giới bên kia có cuộc sống đầy đủ, từ đó an tâm phù hộ độ trì cho con cháu chốn dương thế.
2. Vì sao thắp hương bái gia tiên, thần Phật phải là số lẻ?
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, gia chủ có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Ý nghĩa của số nén hương được thắp theo quan niệm dân gian như sau:
- Thắp 1 nén nhang: Ngụ ý bình an.
- Thắp 3 nén nhang: Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
- Thắp 5 nén nhang: Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.
- Thắp 7 nén nhang: Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường người ta ít khi thắp 7 nén.
- Thắp 9 nén nhang: Đây là tín hiệu cầu cứu, không cần thiết sẽ không thắp như vậy.
Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.

Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều. Tuy nhiên, dù giản lược đi thế nào thì đồ lễ cúng rằm cũng không thể thiếu các lễ vật như sau:

  • + Hương hoa, Trầu, Rượu, Nước, Hoa quả.
  • + Nhiều gia đình còn đốt vàng mã vào ngày này với mong muốn ông bà, thần linh ở thế giới bên kia có cuộc sống đầy đủ, từ đó an tâm phù hộ độ trì cho con cháu chốn dương thế.

2. Vì sao thắp hương bái gia tiên, thần Phật phải là số lẻ?

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, gia chủ có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

Ý nghĩa của số nén hương được thắp theo quan niệm dân gian như sau:

  • Thắp 1 nén nhang: Ngụ ý bình an.
  • Thắp 3 nén nhang: Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
  • Thắp 5 nén nhang: Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.
  • Thắp 7 nén nhang: Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường người ta ít khi thắp 7 nén.
  • Thắp 9 nén nhang: Đây là tín hiệu cầu cứu, không cần thiết sẽ không thắp như vậy.

Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.

3. Bài cúng ngày Rằm - 15 Âm lịch hàng tháng

Gia chủ nên nhớ, trước khi cúng gia tiên thường cúng ông Công trước.

Văn khấn ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Bài cúng ngày rằm cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy).

4. Lưu ý trong cách cúng gia tiên, thần linh ngày rằm hàng tháng

Gia chủ khi thờ cúng gia tiên nên ăn mặc gọn gàng, chỉn chu, tươm tất. Hầu hết, người "nam" trong gia đình là người khấn vái, nếu không thì có thể là con trai trưởng trong nhà. Đối với gia đình không có nam giới thì phụ nữ có thể thực hiện nghi thức này.

Đồ cúng phải là đồ mới, hoa quả tươi, nước, rượi mới. Không được sử dụng đồ hỏng vì điều này được cho là "phạm kỵ".

Đối với hoa quả thờ sau khi làm lễ, gia chủ có thể "phát lộc" tùy ý. Bởi đây là điều tốt đẹp, mang ý nghĩa tán lộc cho mọi người cùng hưởng.

banner-contact

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRỌNG TRÍ TÍN

SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com

Mã số thuế: 0109379202 -  Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông

Chat Live Facebook