Bài trí ban thờ gia tiên vùng Nam Bộ

Phong tục tập quán của người Việt

Bài trí ban thờ gia tiên vùng Nam Bộ

Ngày đăng: 03-05-2016 | Lượt xem: 5845

Bài trí bàn thờ gia tiên của cư dân vùng Nam Bộ

 

Phong thờ cúng và bài trí ban thờ gia tiên ở  Nam Bộ.
Cũng giống như cả nước, ở Nam Bộ những gia đình dù nghèo khó, đồ đạc trong nhà đơn sơ thì bàn thờ chỉ có thể là vạc phên tre. Còn những gia đình thuộc loại khá giả, “bậc trung” thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Cho dù bàn thờ có ra sao thì nó vẫn được người dân Nam Bộ chọn đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà.
Trong việc thờ tự nhiều ngôi nhà cổ ở Nam Bộ vẫn còn mang nhiều nét truyền thống. Không gian thờ tự được trang trí khá công phu, nhất là các bao lam ở các gian được chạm khắc lộng lẫy hai hoặc ba lớp các đề tài Tứ Linh, Tứ Thời,…Tùy theo gia đình mà bao lam được làm cầu kì hay đơn giản cũng như tủ thờ cao hay thấp, bàn thờ lớn hay nhỏ,cẩn xà cừ ngũ sắc hay tủ trơn chạy chỉ gờ nhưng nói chung tất cả đồ trang trí góp phần làm cho không gian thờ tự thêm phần trầm lắng và trang trọng.
Tủ thờ trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,…có trang trí ô hộc, thanh trụ chạm khắc hoặc cẩn xà cừ theo các điển tích Nhị Thập Tứ Hiếu, Tam Quốc Chí,… đa số được nghệ nhân trong vùng (Gò Công, Cần Đước, Thủ Dầu Một,…)dụng công mà rất hiếm thấy các loại tủ thờ chạm lộng chi chít cả ba mặt như kiểu miền Trung hay bàn thờ sơn son thếp vàng như ở miền Bắc. Trên bàn thờ có bày di ảnh ông bà, đồ sành sứ, “ Đông bình, Tây quả” ( bến trái bình bông, bên phải đĩa trái cây), ở giữa có lư hương đồng hoặc hình lân hí cầu, phía trước có cặp chân đèn, bát nhang, chung nước. Phía su tủ thờ có ba bàn hình vuông hay hình chữ nhật dùng để bày đồ cúng, thường là các món ăn mà người đã khuất lúc sinh thời thích ăn. Bên cạnh đó cũng bày bát nhang, đèn dầu. Trên vách sát bàn thờ thường treo bức tranh thờ vẽ bằng màu nước trên vải bố hay tranh kiếng vẽ cảnh sơn thủy
Bàn thờ của một số gia đình ở Nam Bộ có niên đại  từ 1860-1888 thường đơn giản, có chân cao(ít có tủ thờ), trang trí bằng chỉ soi và chạm khắc rất ít. So với ngôi nhà có niên đại 1890-1920 thì được đục chạm khá nhiều họa tiết hoa văn. Vì trong giai đoạn này mở rộng phong trào xây nhà bạt thảo kiểu trong cổ ngoài tân. Mỹ thuật đồ nội thất tiến lên một bậc, sắc sảo hơn, tinh tế hơn trong các ngôi nhà khá giả, to và đẹp. Và chính trong giai đoạn này xuất hiện tủ thờ do tính năng tiện dụng vừa là nơi thờ tự vừa là nơi cất đồ thờ .
Ngày nay việc thờ cúng trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ có đôi nét thay đổi, giảm bớt  một số tín ngưỡng dân gian trong việc thờ đa thần. Nhưng việc cúng bái trước bàn thờ gia tiên vẫn được tổ chức long trọng, con cháu tụ về xum họp. Đó cũng là một nét đẹp văn hóa trong một dòng họ, một cách để duy trì cho thế hệ đời sau ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Theo các nhà nghiên cứu ở Nam Bộ có ba kiêủ bàn thờ. Trong mỗi kiểu đều có những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài vào.
+kiểu thứ nhất
Do những cư dân đầu tiên của Nam Bộ đưa từ miền Trung vào. Kiểu bàn thờ này có bốn chân, có bàn nghi ở giữa, có lư hương, bộ chưng đèn. Phía trong bàn thờ có đặt giường thờ. Phỏng định kiểu bàn thờ này xuất hiện ở Nam Bộ  vào năm 1890 khi chưa có bóng dáng đô thị hóa và tiếp cận phương Tây.
+ kiểu thứ hai
Xuất hiện vào khoảng năm 1910 với thiết kế nhỏ gọn hơn. Có thợ từ Bắc vào chạm trổ xà cừ, hoa văn chữ Hán. Cạnh bàn thờ có tranh vẽ trên kiếng với hàm ý nói lên ước vọng sâu xa của con người muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ và cuộc sống ấm no, thịnh vượng, thái bình.
+kiểu thứ ba
Khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây và kinh tế thị trường, ở những vùng nông thôn phát triển mạnh thì những yếu tố hiện đại được thể hiện rất rõ nét, đè dầu được thay bằng đèn sáp, đèn điện. Không gian thờ phụng được thu hẹp hơn(thường chỉ 2 -3m2). Bàn thờ giường được thay bằng tủ cách tân  theo kiểu tủ của pháp. Nhưng tuyệt nhiên cửa tủ không bao giờ mở mà chỉ mở hai của ở bên hông chỉ để cất giữ đồ thờ với ý niệm giữ ý tứ và cử chỉ tôn kính đối với tổ tiên.
Như đã nêu ở trên do khoảng thời gian mà nhân dân miền Nam phải đối diện với cuộc chiến tranh dài hơn miền Bắc tới 30 năm , nên những cuộc chiến tranh đã để lại những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân Nam Bộ. Trong đó họ luôn dành những tình cảm tha thiết nhất cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tấm lòng tôn kính, biết ơn những gì mà Bác dành cho đất nước nói chung và người dân miền Nam nói riêng nhân dân Nam Bộ đã tôn Bác Hồ như một vị thánh nhân. Thế nên trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở Nam Bộ, nhất là khu vực Tây Nam Bộ hầu như đều có treo ảnh Bác Hồ vừa mang ý nghĩa gần gũi, xem Bác như một người thân trong gia đình đã khuất để thờ tự vừa để giáo dục lớp trẻ luôn nhớ đến công lao, và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp dành cho Bác nói riêng và truyền thống yêu nước của dân tộc nói chung.
Là những cư dân  làm nông nghiệp lúa nước nên một yếu tố cũng rất đặc trưng biểu hiện rất rõ nét trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở nông thôn đó chính là ly nước. Trong những ngày bình thường ngoài việc thắp hương, các gia đình phải thay một ly nước thật sạch, thật tinh khiết (tốt nhất là nước mưa) vừa thể hiện cho sự trong sạch của tâm linh trước tổ tiên, thánh thần vừa với ngụ ý nói lên tầm quan trọng không thể thiếu của của nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên ngày nay nhiều gia đình phía Bắc di cư vào Nam, đã mang theo tục thờ cúng tổ tiên truyền thống và thuần phong mỹ tục vào giao thoa với những phong tục của người phương Nam tạo nên những nét độc đáo trong giao thoa văn hoá và phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, vừa đa dạng, phong phú và tôn linh. Ngoài những nét độc đào của bài trí bàn thờ của người phương Nam, ngày nay đại đa số các gia đình đã mua sắm đồ thời bằng đồng, đặt lên bàn thờ gia tiên như: bộ ngũ sự đồng, bộ tam sự đồng, hoa sen bằng đồng, bát hương đồng và không thể không nhắc đến trang trí không gian thờ tự bằng các bức tranh đồng cao cấp (tranh chữ thư pháp, tranh tứ quý, tranh đồng tứ linh, tranh mặt trống đồng Đông Sơn...).
Công ty đồ đồng Việt Mỹ Trí đã nhiều năm nay cung cấp đồ thờ cao cấp cho các gia đình trên khắp đất nước và gần đây nhận nhiều đơn hàng của các gia đình Nam Bộ, khách hàng đều rất hài lòng vì không chỉ mua hàng mà khách hàng được tư vấn phong tục văn hoá và phương cách bài trí ứng dụng phong thuỷ rất chu đáo và hoàn toàn miễn phí, nhất là nhiều gia đình có tâm nguyện lập bàn thờ Phật tại gia, Công ty Mỹ Trí cũng hỗ trợ tư vấn và giảm giá nhiều đồ thờ cúng cho khách hàng nhằm góp chút công đức nhỏ bé của mình vào sự tâm linh của Phật pháp.

 

Phong thờ cúng và bài trí ban thờ gia tiên ở  Nam Bộ.

Cũng giống như cả nước, ở Nam Bộ những gia đình dù nghèo khó, đồ đạc trong nhà đơn sơ thì bàn thờ chỉ có thể là vạc phên tre. Còn những gia đình thuộc loại khá giả, “bậc trung” thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Cho dù bàn thờ có ra sao thì nó vẫn được người dân Nam Bộ chọn đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà.

Trong việc thờ tự nhiều ngôi nhà cổ ở Nam Bộ vẫn còn mang nhiều nét truyền thống. Không gian thờ tự được trang trí khá công phu, nhất là các bao lam ở các gian được chạm khắc lộng lẫy hai hoặc ba lớp các đề tài Tứ Linh, Tứ Thời,…Tùy theo gia đình mà bao lam được làm cầu kì hay đơn giản cũng như tủ thờ cao hay thấp, bàn thờ lớn hay nhỏ,cẩn xà cừ ngũ sắc hay tủ trơn chạy chỉ gờ nhưng nói chung tất cả đồ trang trí góp phần làm cho không gian thờ tự thêm phần trầm lắng và trang trọng.

Tủ thờ trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,…có trang trí ô hộc, thanh trụ chạm khắc hoặc cẩn xà cừ theo các điển tích Nhị Thập Tứ Hiếu, Tam Quốc Chí,… đa số được nghệ nhân trong vùng (Gò Công, Cần Đước, Thủ Dầu Một,…)dụng công mà rất hiếm thấy các loại tủ thờ chạm lộng chi chít cả ba mặt như kiểu miền Trung hay bàn thờ sơn son thếp vàng như ở miền Bắc. Trên bàn thờ có bày di ảnh ông bà, đồ sành sứ, “ Đông bình, Tây quả” ( bến trái bình bông, bên phải đĩa trái cây), ở giữa có lư hương đồng hoặc hình lân hí cầu, phía trước có cặp chân đèn, bát nhang, chung nước. Phía su tủ thờ có ba bàn hình vuông hay hình chữ nhật dùng để bày đồ cúng, thường là các món ăn mà người đã khuất lúc sinh thời thích ăn. Bên cạnh đó cũng bày bát nhang, đèn dầu. Trên vách sát bàn thờ thường treo bức tranh thờ vẽ bằng màu nước trên vải bố hay tranh kiếng vẽ cảnh sơn thủy

Bàn thờ của một số gia đình ở Nam Bộ có niên đại  từ 1860-1888 thường đơn giản, có chân cao(ít có tủ thờ), trang trí bằng chỉ soi và chạm khắc rất ít. So với ngôi nhà có niên đại 1890-1920 thì được đục chạm khá nhiều họa tiết hoa văn. Vì trong giai đoạn này mở rộng phong trào xây nhà bạt thảo kiểu trong cổ ngoài tân. Mỹ thuật đồ nội thất tiến lên một bậc, sắc sảo hơn, tinh tế hơn trong các ngôi nhà khá giả, to và đẹp. Và chính trong giai đoạn này xuất hiện tủ thờ do tính năng tiện dụng vừa là nơi thờ tự vừa là nơi cất đồ thờ .

Ngày nay việc thờ cúng trong các ngôi nhà cổ ở Nam Bộ có đôi nét thay đổi, giảm bớt  một số tín ngưỡng dân gian trong việc thờ đa thần. Nhưng việc cúng bái trước bàn thờ gia tiên vẫn được tổ chức long trọng, con cháu tụ về xum họp. Đó cũng là một nét đẹp văn hóa trong một dòng họ, một cách để duy trì cho thế hệ đời sau ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành.3. Các yếu tố ảnh hưởng

Theo các nhà nghiên cứu ở Nam Bộ có ba kiêủ bàn thờ. Trong mỗi kiểu đều có những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài vào.

+kiểu thứ nhấtDo những cư dân đầu tiên của Nam Bộ đưa từ miền Trung vào. Kiểu bàn thờ này có bốn chân, có bàn nghi ở giữa, có lư hương, bộ chưng đèn. Phía trong bàn thờ có đặt giường thờ. Phỏng định kiểu bàn thờ này xuất hiện ở Nam Bộ  vào năm 1890 khi chưa có bóng dáng đô thị hóa và tiếp cận phương Tây.

+ kiểu thứ haiXuất hiện vào khoảng năm 1910 với thiết kế nhỏ gọn hơn. Có thợ từ Bắc vào chạm trổ xà cừ, hoa văn chữ Hán. Cạnh bàn thờ có tranh vẽ trên kiếng với hàm ý nói lên ước vọng sâu xa của con người muốn vươn tới cái chân, thiện, mỹ và cuộc sống ấm no, thịnh vượng, thái bình.

+kiểu thứ ba   Khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây và kinh tế thị trường, ở những vùng nông thôn phát triển mạnh thì những yếu tố hiện đại được thể hiện rất rõ nét, đè dầu được thay bằng đèn sáp, đèn điện. Không gian thờ phụng được thu hẹp hơn(thường chỉ 2 -3m2). Bàn thờ giường được thay bằng tủ cách tân  theo kiểu tủ của pháp. Nhưng tuyệt nhiên cửa tủ không bao giờ mở mà chỉ mở hai của ở bên hông chỉ để cất giữ đồ thờ với ý niệm giữ ý tứ và cử chỉ tôn kính đối với tổ tiên.

Như đã nêu ở trên do khoảng thời gian mà nhân dân miền Nam phải đối diện với cuộc chiến tranh dài hơn miền Bắc tới 30 năm , nên những cuộc chiến tranh đã để lại những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân Nam Bộ. Trong đó họ luôn dành những tình cảm tha thiết nhất cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tấm lòng tôn kính, biết ơn những gì mà Bác dành cho đất nước nói chung và người dân miền Nam nói riêng nhân dân Nam Bộ đã tôn Bác Hồ như một vị thánh nhân. Thế nên trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở Nam Bộ, nhất là khu vực Tây Nam Bộ hầu như đều có treo ảnh Bác Hồ vừa mang ý nghĩa gần gũi, xem Bác như một người thân trong gia đình đã khuất để thờ tự vừa để giáo dục lớp trẻ luôn nhớ đến công lao, và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp dành cho Bác nói riêng và truyền thống yêu nước của dân tộc nói chung.

Là những cư dân  làm nông nghiệp lúa nước nên một yếu tố cũng rất đặc trưng biểu hiện rất rõ nét trên bàn thờ gia tiên của các gia đình ở nông thôn đó chính là ly nước. Trong những ngày bình thường ngoài việc thắp hương, các gia đình phải thay một ly nước thật sạch, thật tinh khiết (tốt nhất là nước mưa) vừa thể hiện cho sự trong sạch của tâm linh trước tổ tiên, thánh thần vừa với ngụ ý nói lên tầm quan trọng không thể thiếu của của nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.Tuy nhiên ngày nay nhiều gia đình phía Bắc di cư vào Nam, đã mang theo tục thờ cúng tổ tiên truyền thống và thuần phong mỹ tục vào giao thoa với những phong tục của người phương Nam tạo nên những nét độc đáo trong giao thoa văn hoá và phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, vừa đa dạng, phong phú và tôn linh. Ngoài những nét độc đào của bài trí bàn thờ của người phương Nam, ngày nay đại đa số các gia đình đã mua sắm đồ thời bằng đồng, đặt lên bàn thờ gia tiên như: bộ ngũ sự đồng, bộ tam sự đồng, hoa sen bằng đồng, bát hương đồng và không thể không nhắc đến trang trí không gian thờ tự bằng các bức tranh đồng cao cấp (tranh chữ thư pháp, tranh tứ quý, tranh đồng tứ linh, tranh mặt trống đồng Đông Sơn...).

Công ty đồ đồng Việt Mỹ Trí đã nhiều năm nay cung cấp đồ thờ cao cấp cho các gia đình trên khắp đất nước và gần đây nhận nhiều đơn hàng của các gia đình Nam Bộ, khách hàng đều rất hài lòng vì không chỉ mua hàng mà khách hàng được tư vấn phong tục văn hoá và phương cách bài trí ứng dụng phong thuỷ rất chu đáo và hoàn toàn miễn phí, nhất là nhiều gia đình có tâm nguyện lập bàn thờ Phật tại gia, Công ty Mỹ Trí cũng hỗ trợ tư vấn và giảm giá nhiều đồ thờ cúng cho khách hàng nhằm góp chút công đức nhỏ bé của mình vào sự tâm linh của Phật pháp.

banner-contact

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRỌNG TRÍ TÍN

SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com

Mã số thuế: 0109379202 -  Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông

Chat Live Facebook