1. Nguồn gốc Thần Tài - Thổ Địa
Tục thờ cúng thần Tài – ông Địa bắt nguồn từ người trung Hoa và dần dà trở thành một trong những phong tục không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.
Bởi ông bà ta luôn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa về những lời cầu phúc của con cháu mong muốn vị thần, hay những người đã khuất chở che và bảo hộ.
Mà thông qua đó còn thể hiện được sự kính trọng của dân đối với thần. Sự hiếu thảo và đền ơn đáp nghĩa của những người còn sống đối với ông cha đã khuất của họ.
Chính vì lẽ đó việc thờ cúng luôn phải tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Đồng thời phải kiêng kị và có những điều đáng phải lưu tâm trong quá trình thờ tự.
Theo quan niệm dân gian hình tượng Thần Tài - ông Địa được biết đến như sau:
Thần Tài
Thần Tài thường được miêu tả với hình thức là tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh, nét mặt uy nghi, nghiêm nghị.
Thần Tài là người đại diện cho 5 người bao gồm: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài. Trong đó Hoàng Thần Tài chính là vị chủ chốt.
Là vị thần mang may mắn – tài lộc cho gia đình. Đại đa số người làm ăn kinh doanh đều thờ thần Tài, bởi người được xem là tổ nghề của những người kinh doanh.
Bởi thế người buôn bán, kinh doanh dịch vụ luôn tin rằng việc thờ cúng Thần tài trong các ngày như: mùng 1, ngày rằm, lễ, tết, ngày vía thần Tài (mùng 10 tết)… sẽ giúp họ có được nhiều may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn.
Ông Địa
Ông Địa được biết đến là người có dáng hình béo tròn, bụng phệ, trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Giống như Thần Tài, Ông Địa cũng có 5 ông bao gồm: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Là người sẽ bảo vệ cho ngôi nhà của bạn được bình an vạn sự, quản lý và trông coi người ra vào ngôi nhà.
Người Việt ta thường thờ thần Tài – ông Địa cùng một nơi. Vì vậy khi nhắc đến Thần Tài người ta thường nghĩ ngay đến ông Địa và ngược lại.
2. Hướng đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đúng chuẩn phong thủy
Đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Thiên Lộc
Cung Thiên Lộc (hướng Đông – Nam) được đánh giá là một trong những cung tốt. Bởi trong quan niệm phong thủy, cửa chính nhà nằm đúng vị trí cung này sẽ gặp được nhiều may mắn.
Đó cũng là lý do mà người xưa luôn tin rằng, đặt bàn thờ thần Tài – ông Địa theo cung này sẽ giúp gia chủ gia tăng tiền bạc. Đồng thời tạo sự thuận lợi và phát triển trong công việc làm ăn kinh doanh.
Đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân
Nếu bạn lựa chọn sai hướng thì nên thay đổi hướng bàn thờ thần Tài theo cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc). Bởi quý nhân ở đây nghĩa là có người giúp đỡ trong công việc làm ăn kinh doanh. Giúp mọi sự hanh thông, tốt đẹp!
Ngoài ra, hướng đặt bàn thờ Thần Tài theo tuổi có mang lại thuận lợi và may mắn hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Ví như hướng đặt an vị với bàn thờ phải tuyệt đối tránh hướng với sao Không Vong, Tử, Tuyệt.
Bởi nếu đặt phải những hướng trên thì công việc làm ăn dễ thất bại, tài sản tiêu bán. Các thành viên trong gia đình bệnh đau thường xuyên, đường công danh không phát triển.
3. Cách bài trí bàn thờ Thần Tài - Ông Địa
Bàn thờ thần tài – thổ Địa bao gồm: Tượng thần tài và tượng thổ địa, Bài vị thờ, Hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy, Bát hương, Mâm bồng, lọ hoa, Khay gốm 5 chén nước, Thiềm thừ (cóc ngậm tiền)
Nên sắp xếp và bày trí bàn thờ đúng theo quy tắc sau đây:
Tấm bài vị: nên đặt trên vách phía trong cùng của bàn thờ.
Vị trí đặt tượng Thần tài – thổ Địa: Nếu bạn đang tự hỏi ông Thần Tài đặt bên trái hay bên phải? Thì xin trả lời là phải đặt thần Tài bên trái, ông Địa bên phải theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: 3 hũ này sẽ được đặt chính giữa 2 ông. Đến cuối năm thì mới được thay mới muối, gạo, nước.
Bát hương: đặt chính giữa bàn thờ là một bát hương. Nhằm tránh dịch chuyển bát hương khi vệ sinh ảnh hưởng đến tài lộc, gia chủ nên dùng keo 502 để cố định bát hương xuống bàn thờ.
Lọ hoa và mâm bồng: đặt theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả” từ bên ngoài nhìn vào.
5 khay nước: nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ hành phát sinh phát triển.
Ông Cóc (Thiềm thừ): nên đặt ở bên trái (từ ngoài nhìn vào). Gia chủ nên lưu ý rằng sáng quay ông Cóc ra và tối quay ông Cóc vào nhà để thu giữ tài lộc.
Cuối cùng, bên ngoài là một chiếc Tô nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước với ý nghĩa thu giữ tài lộc.
Ngoài các vật phẩm trên, nhiều gia chủ còn đặt thêm một vài linh vật phong thủy trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa như Tỳ hưu.
Đồ Đông Việt Dovi chuyên chế tác và cung cấp các vật phẩm thờ cúng bằng đồng nguyên chất có chất lượng vượt trội so với thị trường. Quý khách hàng quan tâm tới sản phẩm vui lòng liên hệ hotline 0972 465 914 để được hỗ trợ tư vấn.
Tục thờ cúng thần Tài – ông Địa bắt nguồn từ người trung Hoa và dần dà trở thành một trong những phong tục không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Việt. Bởi ông bà ta luôn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa về những lời cầu phúc của con cháu mong muốn vị thần, hay những người đã khuất chở che và bảo hộ.Mà thông qua đó còn thể hiện được sự kính trọng của dân đối với thần. Sự hiếu thảo và đền ơn đáp nghĩa của những người còn sống đối với ông cha đã khuất của họ.
Chính vì lẽ đó việc thờ cúng luôn phải tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Đồng thời phải kiêng kị và có những điều đáng phải lưu tâm trong quá trình thờ tự.
Theo quan niệm dân gian hình tượng Thần Tài - ông Địa được biết đến như sau:
Thần Tài
Thần Tài thường được miêu tả với hình thức là tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh, nét mặt uy nghi, nghiêm nghị.
Thần Tài là người đại diện cho 5 người bao gồm: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài. Trong đó Hoàng Thần Tài chính là vị chủ chốt.
Là vị thần mang may mắn – tài lộc cho gia đình. Đại đa số người làm ăn kinh doanh đều thờ thần Tài, bởi người được xem là tổ nghề của những người kinh doanh.
Bởi thế người buôn bán, kinh doanh dịch vụ luôn tin rằng việc thờ cúng Thần tài trong các ngày như: mùng 1, ngày rằm, lễ, tết, ngày vía thần Tài (mùng 10 tết)… sẽ giúp họ có được nhiều may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn.
Ông Địa
Ông Địa được biết đến là người có dáng hình béo tròn, bụng phệ, trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Giống như Thần Tài, Ông Địa cũng có 5 ông bao gồm: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Là người sẽ bảo vệ cho ngôi nhà của bạn được bình an vạn sự, quản lý và trông coi người ra vào ngôi nhà.
Người Việt ta thường thờ thần Tài – ông Địa cùng một nơi. Vì vậy khi nhắc đến Thần Tài người ta thường nghĩ ngay đến ông Địa và ngược lại.
2. Hướng đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa đúng chuẩn phong thủy
Đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Thiên Lộc
Cung Thiên Lộc (hướng Đông – Nam) được đánh giá là một trong những cung tốt. Bởi trong quan niệm phong thủy, cửa chính nhà nằm đúng vị trí cung này sẽ gặp được nhiều may mắn.
Đó cũng là lý do mà người xưa luôn tin rằng, đặt bàn thờ thần Tài – ông Địa theo cung này sẽ giúp gia chủ gia tăng tiền bạc. Đồng thời tạo sự thuận lợi và phát triển trong công việc làm ăn kinh doanh.
Đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân
Nếu bạn lựa chọn sai hướng thì nên thay đổi hướng bàn thờ thần Tài theo cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc). Bởi quý nhân ở đây nghĩa là có người giúp đỡ trong công việc làm ăn kinh doanh. Giúp mọi sự hanh thông, tốt đẹp!
Ngoài ra, hướng đặt bàn thờ Thần Tài theo tuổi có mang lại thuận lợi và may mắn hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Ví như hướng đặt an vị với bàn thờ phải tuyệt đối tránh hướng với sao Không Vong, Tử, Tuyệt.
Bởi nếu đặt phải những hướng trên thì công việc làm ăn dễ thất bại, tài sản tiêu bán. Các thành viên trong gia đình bệnh đau thường xuyên, đường công danh không phát triển.
3. Cách bài trí bàn thờ Thần Tài - Ông Địa
Bàn thờ thần tài – thổ Địa bao gồm:
Tượng thần tài và tượng thổ địa, Bài vị thờ, Hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy, Bát hương, Mâm bồng, lọ hoa, Khay gốm 5 chén nước, Thiềm thừ (cóc ngậm tiền)
Nên sắp xếp và bày trí bàn thờ đúng theo quy tắc sau đây:
- Tấm bài vị: nên đặt trên vách phía trong cùng của bàn thờ.
- Vị trí đặt tượng Thần tài – thổ Địa: Nếu bạn đang tự hỏi ông Thần Tài đặt bên trái hay bên phải? Thì xin trả lời là phải đặt thần Tài bên trái, ông Địa bên phải theo hướng từ bên ngoài nhìn vào.
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: 3 hũ này sẽ được đặt chính giữa 2 ông. Đến cuối năm thì mới được thay mới muối, gạo, nước.
- Bát hương: đặt chính giữa bàn thờ là một bát hương. Nhằm tránh dịch chuyển bát hương khi vệ sinh ảnh hưởng đến tài lộc, gia chủ nên dùng keo 502 để cố định bát hương xuống bàn thờ.
- Lọ hoa và mâm bồng: đặt theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả” từ bên ngoài nhìn vào.
- 5 khay nước: nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ hành phát sinh phát triển.
- Ông Cóc (Thiềm thừ): nên đặt ở bên trái (từ ngoài nhìn vào). Gia chủ nên lưu ý rằng sáng quay ông Cóc ra và tối quay ông Cóc vào nhà để thu giữ tài lộc.
- Cuối cùng, bên ngoài là một chiếc Tô nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước với ý nghĩa thu giữ tài lộc.
- Ngoài các vật phẩm trên, nhiều gia chủ còn đặt thêm một vài linh vật phong thủy trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa như Tỳ hưu.
Đồ Đông Việt Dovi chuyên chế tác và cung cấp các vật phẩm thờ cúng bằng đồng nguyên chất có chất lượng vượt trội so với thị trường. Quý khách hàng quan tâm tới sản phẩm vui lòng liên hệ hotline 0972 465 914 để được hỗ trợ tư vấn.