Tường tận ý nghĩa tâm linh của từng đồ thờ cúng trên ban thờ

Phong tục tập quán của người Việt

Tường tận ý nghĩa tâm linh của từng đồ thờ cúng trên ban thờ

Ngày đăng: 25-09-2021 | Lượt xem: 633

Trong tín ngưỡng người Việt, thờ cúng gia tiên là 1 nét đẹp văn hóa, là cách để con cháu thể hiện sự thành kính với tổ tiên và những người đã khuất. Việc bố trí đồ thờ cúng trên ban thờ gia tiên rất cần được chú trọng. Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của từng loại đồ thờ.

Cách đặt bàn thờ theo quan niệm phong thủy

Bàn thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. Ban thờ thần phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải.

Bàn thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc, mọi người dễ dàng có thể nhìn thấy, việc cúng bái cũng dễ dàng hơn.

Số lượng thần phật phải là số dương, do thần phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

Bàn thờ có thờ chung thần phật và bài vị tổ tiên thì thần phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật.

Tổ tiên được coi là chủ, thần phật được coi là khách quý, nếu mời thần phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần phật. Bàn thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

Ý nghĩa tâm linh của các đồ thờ cúng

1. Khám thờ

Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ. Thường khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường. Khám thờ sẽ có cấu tạo thêm phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên. Đối với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời thì khám thờ là một phần đặc biệt quan trọng.

Lộc bình hoa sen đồng vàng

2. Ngai thờ (ỷ thờ)

Là một phần thay thế cho khám thờ. Bởi như đã nói, khám thờ khá cầu kỳ và chỉ thường có trong những gia đình gia phả lớn. Vì thế hiện nay người ta thường thay thế bằng ngai thờ nhỏ gọn, bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ).

3. Ảnh thờ

Hình ảnh của người mất trong gia đình sẽ được đặt theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu. Theo đó hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái, người phụ nữ phía phải, tuy nhiên đó là xét theo hướng chủ tọa của bàn thờ, tức là từ phía trong nhìn ra.

Đèn thờ điện đồng vàng cao cấp

4. Đèn Thái Cực

Tiếp theo là đèn thái cực thường được đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Quan niệm cho rằng đèn này phải luôn cháy sáng. Chính vì đó mà hiện nay người ta chuộng dùng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo an toàn. Lưu ý nên chọn đèn sáng vừa đủ, nên đỏ hoặc vàng yếu, không nên sáng chói.

5. Bộ đỉnh hương

Thường sẽ có 3 phần, lư đồng ở trung tâm kèm với hai nến đồng hai bên, hoặc thay bằng 2 con hạc. Bộ phận này dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu cảm thấy không cần thiết thì không có cũng không sao.

6. Bình hoa và mâm quả

Nhìn từ ngoài vào, thì bình hoa tươi sẽ cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ, cụ thể như trong hình.

7. Cặp chân nến (hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi)

Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng.

Đỉnh đồng khảm tam khí

8. Bát hương

Một bộ phận quan trọng khi di chuyển bàn thờ gia tiên đó chính là bát hương vì đó là nơi chủ nhà thắp nhang tưởng nhớ người đi trước. Số lượng bát hương ngày xưa thường là số lẻ, phục vụ cho việc thờ cúng các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ.

9. Ba chén nước

Thường đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Ba chén nước này sẽ để ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương.

Từ xưa đến nay, việc thờ cúng tổ tiên luôn luôn được xem trọng trong bất kỳ dịp lễ tết nào. Vì thế những kinh nghiệm trên là vô cùng quý báu và hữu ích, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn đồ thờ và bày trí bàn thờ.

Trên đây, Đồ thờ cúng DOVI đã tổng hợp ý nghĩa tâm linh của từng món đồ thờ cúng, hi vọng quý gia chủ sẽ sắp xếp được các món đồ thờ thể hiện được trọn vẹn tâm thành của mình với tổ tiên.

banner-contact

CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRỌNG TRÍ TÍN

SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com

Mã số thuế: 0109379202 -  Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông

Chat Live Facebook