1. Truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát
Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa đã dạy rằng. Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.
Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa, chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.
2. Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát
Bạn nghe rất nhiều về Quán Thế Âm hay các gọi khác chính là Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng rất ít gia chủ hiểu được hết ý nghĩa của cái tên này như thế nào?
Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng.
Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.
3. Giải đáp thắc mắc: "Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?"
Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, tay cầm bình nước tay cầm hoa sen, tọa trên đài sen, phổ độ chúng sinh, giải tai ách kiếp. Bất cứ ai cũng từng một lần quỳ trước Phật đài của ngài, cầu mong bình an, tốt lành, tai qua nạn khỏi, nhân duyên tốt đẹp. Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người kính ngưỡng nhưng thực sự Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Ở nhiều chùa, Quan Thế Âm được tạo hình nữ nên người ta mặc định vị Bồ Tát này là nữ giới, giống như mẹ hiền che chở chúng sinh, nghe thấu những ai oán khổ đau và hóa độ điều ác, kết thêm duyên lành. Phần khác là do trong Phật giáo, Quan Âm bảo hộ cho phụ nữ và trẻ nhỏ, lại thường được coi là vị Bồ Tát độ hóa nhân duyên cho nữ giới, giúp phụ nữ chậm duyên muộn chồng hay hiếm muộn đường con cái nên mặc nhiên được nhận định là nữ.
Tuy nhiên, không ít nơi tạo hình Quan Âm là nam, đặc biệt là các bức tượng Quan Thế Âm theo trường phái của Ấn Độ. Từ đó nảy sinh thắc mắc cho chúng sinh về giới tính của vị Bồ Tát được xưng tụng là một trong Tứ đại Bồ Tát của Phật giáo (cùng với Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát).
Theo kinh Bi Hoa, Đức Phật gọi Quan Thế Âm Bồ Tát là “Thiện nam tử”, vì lẽ này mà có ý kiến Đức Bồ Tát là nam giới. Để hóa độ chúng sinh, chuyển tâm ác thành tâm thiện, thể hiện sự từ bi và nhân từ của mình mà Quan Âm hóa thành dung mạo nữ giới.
được dung hòa từ hai yếu tố, từ bi và trí huệ, được thể hiện thành hai hiện thân là nữ và nam.
Theo Phẩm Môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ chúng sinh, Quan Âm Bồ Tát có thể hóa thành 32 sắc tướng dưới diện mạo của cả nam và nữ tùy theo đối tượng chúng sinh cần độ hóa. Vì thế mới có chuyện lúc ngài là nam, lúc ngài là nữ, tùy duyên hiện thân, không phải là hình dạng cố định.
Ở Việt Nam, hầu hết tượng Quan Thế Âm tại các đền chùa đều được tạo hình nữ giới, một phần là do ảnh hưởng của đạo Mẫu. Tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ qua hàng ngàn năm, bất cứ tôn giáo nào khi du nhập vào đều phải tích hợp và dung hòa, kể cả một tôn giáo lớn như Phật giáo.
Phật giáo vốn không coi trọng hiện thân, chỉ chứng lòng đức độ, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ không quan trọng, quan trọng là chúng Phật tử hiểu và học theo những điều hướng thiện, tu theo những điều hóa độ mà Bồ Tát chỉ dạy để thoát khỏi bể khổ, có đời an vui. Đó mới là ý nghĩa chân chính của việc thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm thật nhiều kiến thức về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Hiện nay việc bày trí thỉnh tượng Phật về nhà thờ đã không còn quá xa lạ. Với rất nhiều mẫu tượng Phật đẹp đa dạng cả về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, mẫu mã. Mà gia chủ có thể tha hồ lựa chọn.
Sưu tầm
Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa đã dạy rằng. Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.
Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa, chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.
2. Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát
Bạn nghe rất nhiều về Quán Thế Âm hay các gọi khác chính là Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng rất ít gia chủ hiểu được hết ý nghĩa của cái tên này như thế nào?
- Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng.
- Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
- Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
- Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.
3. Giải đáp thắc mắc: "Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?"
Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, tay cầm bình nước tay cầm hoa sen, tọa trên đài sen, phổ độ chúng sinh, giải tai ách kiếp. Bất cứ ai cũng từng một lần quỳ trước Phật đài của ngài, cầu mong bình an, tốt lành, tai qua nạn khỏi, nhân duyên tốt đẹp. Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người kính ngưỡng nhưng thực sự Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Ở nhiều chùa, Quan Thế Âm được tạo hình nữ nên người ta mặc định vị Bồ Tát này là nữ giới, giống như mẹ hiền che chở chúng sinh, nghe thấu những ai oán khổ đau và hóa độ điều ác, kết thêm duyên lành. Phần khác là do trong Phật giáo, Quan Âm bảo hộ cho phụ nữ và trẻ nhỏ, lại thường được coi là vị Bồ Tát độ hóa nhân duyên cho nữ giới, giúp phụ nữ chậm duyên muộn chồng hay hiếm muộn đường con cái nên mặc nhiên được nhận định là nữ.
Tuy nhiên, không ít nơi tạo hình Quan Âm là nam, đặc biệt là các bức tượng Quan Thế Âm theo trường phái của Ấn Độ. Từ đó nảy sinh thắc mắc cho chúng sinh về giới tính của vị Bồ Tát được xưng tụng là một trong Tứ đại Bồ Tát của Phật giáo (cùng với Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát).
Theo kinh Bi Hoa, Đức Phật gọi Quan Thế Âm Bồ Tát là “Thiện nam tử”, vì lẽ này mà có ý kiến Đức Bồ Tát là nam giới. Để hóa độ chúng sinh, chuyển tâm ác thành tâm thiện, thể hiện sự từ bi và nhân từ của mình mà Quan Âm hóa thành dung mạo nữ giới.
Tuy vậy, theo đúng giáo lý nhà Phật, theo Kinh Phật thì Bồ Tát không phân nam nữ, không tách biệt giới tính. Phật giáo Mật tông giải thích, Quan Âm được dung hòa từ hai yếu tố, từ bi và trí huệ, được thể hiện thành hai hiện thân là nữ và nam.
Theo Phẩm Môn, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ chúng sinh, Quan Âm Bồ Tát có thể hóa thành 32 sắc tướng dưới diện mạo của cả nam và nữ tùy theo đối tượng chúng sinh cần độ hóa. Vì thế mới có chuyện lúc ngài là nam, lúc ngài là nữ, tùy duyên hiện thân, không phải là hình dạng cố định.
Ở Việt Nam, hầu hết tượng Quan Thế Âm tại các đền chùa đều được tạo hình nữ giới, một phần là do ảnh hưởng của đạo Mẫu. Tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ qua hàng ngàn năm, bất cứ tôn giáo nào khi du nhập vào đều phải tích hợp và dung hòa, kể cả một tôn giáo lớn như Phật giáo.
Phật giáo vốn không coi trọng hiện thân, chỉ chứng lòng đức độ, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ không quan trọng, quan trọng là chúng Phật tử hiểu và học theo những điều hướng thiện, tu theo những điều hóa độ mà Bồ Tát chỉ dạy để thoát khỏi bể khổ, có đời an vui. Đó mới là ý nghĩa chân chính của việc thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Sưu tầm