Ngày đăng: 05-03-2021 | Lượt xem: 2043
Nghê là linh vật bản địa hóa Kỳ Lân do người Việt sáng tạo ra, khác hẳn với kỳ lân hay sư tử. Nghê là hóa thân của con chó, được nâng tầm lên để ngang hàng với Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và khác với con sư tử của người Trung Quốc. Nghê là Linh vật bản địa của người Việt Nam. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các thứ tà ma, ác quỷ.
Phật giáo có hình tượng “Phật sư”, nghĩa là con sư tử nhà Phật. Mang tính Phật, nó bớt đi những điều hung dữ, lược bỏ yếu tố mãnh thú, trở thành con chó của nước Phật. Con nghê người Việt mang âm hưởng Ấn Độ, Phật giáo. So sánh với con sư tử Thái, Lào thì gần, nhưng so với sư tử người Trung Quốc thì khác. Sư tử Trung Quốc theo hướng mãnh thú, dã thú; nghê thì có yếu tố linh thú, có sự linh thiêng.
Nghê không chỉ xuất hiện trong các làng quê Bắc Bộ mà còn hiện diện trong các kiến trúc cung đình ở Huế. Trước cửa Hiển Nhơn và trước Miếu Môn Thế Tổ Miếu trong Hoàng Thành Huế có hai đôi nghê đá đứng chầu. Khác với hình tượng các con nghê ở đồng bằng Bắc Bộ, hai đôi nghê ở Huế đã được “cung đình hóa” với các chi tiết chạm trổ cầu kỳ, tạo thành các chòm lông xoắn ở đầu, mang tai và đuôi, xen kẽ các đao lửa ở 4 chân và sống lưng.
Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con Nghê đá lớn để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có Nghê đá, và trước cổng mỗi nhà thường có chó đá nhỏ bé ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Thời Đông Sơn đã có nghê trên đèn. Trước đây người ta gọi nó là con “tịch tà”, trừ điều xấu. Nó là hiện thân của con chó, là con vật gần gũi với đời sống người Việt Nam, Con nghê đội đèn có trong đồ đồng Đông Sơn muộn.
Cấp độ xuất hiện con nghê ngày càng dày đặc. Ngai vàng thời Nguyễn đều có đôi nghê chầu dưới. Nghê là sư tử thiêng. Thời Nguyễn, hai hình thái phổ biến, thiết đình ở điện Thái Hòa vẫn còn hình con nghê. Điều này khẳng định vị thế tối cao của nghê trong xã hội bấy giờ.
Do nhiều biến cố lịch sử ta không còn cung điện, nhưng thời Nguyễn, con nghê có vị trí cao, là biểu tượng giàu giá trị: tận trung, tận tâm, trung thành tuyệt đối, sáng suốt. Nó được đặt vào vị trí có thể soi xét, phân biệt tà ngay, được chào đón, hoan hỉ.
Hình tượng con Nghê được thể hiện trên đỉnh đồng
Xét từ nguồn gốc hình thình, con Nghê chính là một linh vật thuộc về tín ngưỡng thờ cúng tâm linh. Thời xưa, Nghê thường được đặt ở 2 bên cửa đình, chùa, đền với mục đính ngăn chặm tà ma, mà quỷ quấy phá. Con Nghê cũng dùng để trấn trạch, tránh vận khí xấu.
Đặt Nghê ở vị trí trên cao nhìn xuống, có thể đoán đọc kiểm soát tâm hồn, suy nghĩa của con người. Ngoài ra, đặt con Nghê trước cửa nhà có tác dụng trấn trạch, hóa giải điềm hung, sát khí vào nhà. Tuy nhiên vì linh vật này sát khí nặng, cần thực hiện đúng phong thủy, đúng cách nếu không muốn bị tác dụng ngược. Nghê cũng có thể làm cân bằng Âm Dương, góp phần mang tại phong thủy tốt cho không gian.
Người ta cũng đặt con Nghê tại các lăng mộ. Việc này được cho là để canh gác giấc ngủ cho người thân, giữ cho họ ra đi thanh thản.
Tags: ý nghĩa con nghê phong thủy, ý nghĩa con nghê, ý nghĩa của con nghê, ý nghĩa về con nghê, ý nghĩa con nghê trên đỉnh đồng, ý nghĩa của con nghê trong phong thủy, con nghê trong phong thủy
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông