Ngày đăng: 19-12-2022 | Lượt xem: 610
Cửu Huyền Thất Tổ là cụm từ thường xuất hiện trong văn hóa thờ cúng của người Việt, mang ý nghĩa Hán Việt.
- Cửu: là chín, thứ chín
- Huyền: nghĩa là đời, thế hệ
- Thất: là bảy
- Thất tổ: nghĩa là bảy ông Tổ được thờ cúng trong dòng họ nhà mình: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.
Cửu Huyền nghĩa là 9 đời tổ tiên của dòng họ gồm: cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt. chít.Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là cách con cháu thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng đến ông bà, tổ tiên, viết tiếp truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Thông qua lời cầu nguyện, con cháu luôn mong được gia tiên phù hộ độ trì, làm ăn gặp nhiều may mắn, bình an.
Xét về mặt ngữ nghĩa và nguồn gốc, có rất nhiều lý giải xoay quanh ý nghĩa của cụm từ này. Tuy nhiên, dù theo ý nghĩa nào thì việc thờ bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là cách chúng ta tri ân, thể hiện lòng thành với các bậc tiền nhân. Thực tế 7 đời hay 9 đời chỉ là con số tượng trưng, “Cửu Huyền Thất Tổ” là để chỉ rất nhiều đời trước, bao gồm cả ông bà tổ tiên cả bên nội lẫn bên ngoại. Thờ phụng bài vị Cửu Huyền là để con cháu hiểu, biết, nhớ về cội nguồn của mình, để luôn tôn trọng, biết ơn, luôn ghi nhớ rằng nhờ ông bà tổ tiên mà chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay.
Trong cuốn Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính, thờ cúng tổ tiên là một việc nghĩa vụ, được thực hiện rất thành kính. Đa số người Việt quan niệm rằng trần sao thì âm vậy, nên người chết cũng cần thờ cúng. Việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ nhìn chung có những ý nghĩa chính sau đây:
Xuất phát từ quan niệm, ông bà khi mất đi sẽ thường về ngự ở bàn thờ gia tiên để giúp đỡ, dõi theo con cháu. Lập bàn thờ là để thể hiện lòng thành kính với ông bà, mong được ông bà giúp đỡ để có thể gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi, thoát khỏi hiểm nguy, khốn khó…
Thờ Cửu Huyền Thất Tổ còn là cách nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ đến nguồn cội, để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên…
Đặc biệt, thờ Cửu Huyền Thất Tổ là cách thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dòng tộc. Đồng thời còn là nơi kết nối, gắn kết các thế hệ con cháu với nhau, để các thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của gia đình dòng họ.
Lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng giống như lập bàn thờ gia tiên. Trong đó, gia chủ cần thực hiện các nghi thức, chuẩn bị lễ vật, vật phẩm thờ cúng đầy đủ, tươm tất và tìm hiểu kỹ mọi thứ trước khi hành lễ.
Trước tiên, gia chủ cần tiến hành tẩy uế đối với những vật phẩm chuẩn bị để đặt lên bàn thờ. Cụ thể như sau:
- Dùng rượu trắng pha với gừng tươi, lấy khăn sạch thấm và lau quanh mặt đồ thờ sao cho sạch bụi, rồi để khô tự nhiên.
- Việc bốc bát hương là nghi thức linh thiêng, gia chủ cần tham khảo kỹ lưỡng các bước thực hiện để đảm bảo rằng mình đang "làm đúng". Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các sư thầy hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Sau đó, gia chủ cần thực hiện nghi thức cúng lễ chu đáo, đọc văn khấn rõ ràng và thắp nhang cẩn thận để an vị bàn thờ.
- Khi hết tuần nhang, lúc này mới tiến hành hạ tất cả đồ cúng lễ xuống và chia cho từng người trong gia đình. Không nên chia cho người ngoài bởi đây là "lộc lá" gia tiên để lại cho con cháu.
Vị trí đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên là yếu tố quan trọng mà gia chủ cần lưu ý để tránh phạm phải những điều cấm kỵ, ảnh hưởng đến Âm phần.
- Không đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trong lồng kính, hộp kín hoặc có vật gì đó lên trên, chèn ép đến bài vị.
- Tránh đặt bài vị ngay dưới chân Phật, nếu điều kiện không cho phép, hãy đặt phía dưới và lệch sang một bên.
- Nếu gia chủ thờ cả bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thì vị trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ phải thấp hơn so với bàn thờ Phật để đảm bảo đúng thứ tự cấp bậc trong thờ cúng.
- Bên cạnh việc quan tâm đến các nghi thức thờ cúng, gia chủ nên thường xuyên lau dọn bàn thờ để không gian thờ luôn trang nghiêm, thanh tịnh.
- Đối với đồ thờ cúng, cần lựa chọn những thức thanh sạch như hoa tươi, trái cây tươi. Không nên sử dụng "đồ giả" hoặc để đồ tươi trên bàn thờ quá lâu. Đồng thời, nên thường xuyên thay rượu, nước trên bàn thờ.
Một trong những nghi thức quan trọng khi lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chính là lễ an vị bài vị Cửu Huyền. Sau khi đã sắp xếp các vật phẩm thờ, bốc bát hương, gia chủ chọn ngày đẹp trong tháng vào khung giờ từ 9 đến 11 giờ sáng để tiến hành nghi thức an vị bàn vị.
Đến giờ làm lễ, đầu tiên hãy đổ nước sạch vào chén, pha một bình trà nhỏ đặt lên bàn thờ và đốt đèn cầy. Tiếp đó gia chủ ăn mặc sạch sẽ, lấy bài vị ra, dùng khăn sạc có pha rượu trắng lau mặt bài vị, vừa lau vừa đọc chú “án lam xóa ha” 9 lần và đặt vào phía trong cùng của bàn thờ.
Tiếp đó đốt lư trầm hương (nếu có), thắp đèn, đốt nhang rồi đứng xá 3 xá trước bài vị và khấn văn khấn:
“Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chúng con tên là…, …. tuổi, ở tại… … …
Được ngày lành tháng tốt, chúng con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.
Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ anh linh, phù hộ độ trì cho chúng con và gia đình được bình an, mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.
Chúng con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu Huyền Thất Tổ và Nội ngoại tông thân.
Kính thỉnh.”
Sau khi đọc xong văn khấn thì xá 3 xá cắm nhang vào lư hương, cắm nhang có trật tự , không nên cắm loạn xạ, bừa bãi. Tiếp đó thay chén nước lạnh bằng nước trà rồi quỳ xuống lạy bốn lạy, đứng lên xá ba xá.
Sau khi tiến hành hết các thủ tục trên thì lễ an vị đã hoàn thành, vào ngày thường gia chủ cứ thắp nhang bình thường.
Trên đây là một số mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp, đường nét hoa văn tinh tế, sang trọng, được trau chuốt cẩn thận. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bán bài vị Cửu Huyền Thất Tổ đẹp thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Đồng Việt Dovi với thông tin liên hệ dưới đây.
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông