Ngày đăng: 31-03-2016 | Lượt xem: 5196
***bài liên quan : Hầu đồng – một di sản Việt cần được bảo tồn
Tháng ba, nắng vàng tươi rực rỡ xua dần tan hơi lạnh cuối mùa.
Đường về phủ Dầy từng dòng người kéo về đông tấp nập. Một vùng di tích hiện ra mờ ảo trong màn sương, ẩn hiện thấp thoáng những cung thờ, những điện thờ lầu vàng gác tía nguy nga. Điệu chầu văn hát khúc dân ca dìu dặt bổng trầm dẫn ta vào cõi Thánh. Trầm hương nghi ngút lan toả dâng lên tận trời xanh lòng thành ngưỡng mộ của con dân, phật tử trăm miền đất nước về tri ân công đức Mẫu.
Hội Phủ Dầy là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại làng Vân Cát- Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một trong 4 vị thánh bất tử của dân tộc ta ( Tản Viên sơn thánh- Thánh Gióng- Chử Đồng tử- Mẫu Liễu).
Lễ hội ở Phủ Dầy được tổ chức kéo dài 10 ngày :từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch và theo các phong tục sau :
- Ngày mồng 1 hai thôn Tiên Hương và Vân Cát tế cáo mở cửa phủ người ta gọi là tế khai hội.
- Ngày mồng 2 Tiên Hương rước nước ở Giếng về “mộc dục” Thánh tượng, sau đó làm lễ bái yết cáo.
- Ngày mồng 3 là chức quốc tế long trọng, chủ tế thường là quan tổng đốc Nam Định hoặc quan lại triều đình. Lễ vật thường có bánh dầy, lợn sống, xôi, rượu, hoa quả …
- Ngày mồng 4 chính giỗ ở Phủ Vân Cát, các quan chức triều đình: huyện,tổng,xã và con nhang đệ tử cùng nhân dân đều túc trực tế lễ chu đáo theo nghi thức long trọng.
- Ngày mồng 5 Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên Chùa Dần (Vân Tháp Tự) ở xã Trung Thành lễ Phật rồi rước về.
- Ngày Mồng 6 Phủ Tiên Hương rước Thánh Mẫu xuống chùa Gôi (Tiên Sơn Tự), nhưng gần đây rước lên chùa Báng (chùa Linh Sơn).
- Vào các ngày mồng 7,8,9 còn có hội “Kéo Chữ” hay còn gọi là hội hoa trượng rất đẹp mắt và độc đáo so với các hội khác.
Khi quý khách thập phương về lễ hội phủ Dầy còn được chứng kiến một hình thức lễ khá độc đáo là hầu đồng hay còn gọi là lên đồng. Từng giá đồng tái hiện một vài hành động liên quan đến vị Thánh đang ngự, người hát Hầu văn nêu thoáng qua sự tích còn thì ca ngợi cảnh quan, mây trời sông nước thiên nhiên mà Thánh du ngoạn, nên người chầu quanh ghế hầu cũng được hồi tưởng cảnh đẹp đó đây mà lòng lâng lâng, ngây ngất.
Các gía đồng còn mô phỏng như đang cưỡi ngựa, bắn cung tên, múa kiếm, múa đao, múa quạt, múa mồi lửa, hèo nhạc…là những hình thức vũ điệu dân gian hấp dẫn - mang đậm chất dân gian đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho nghi lễ hầu bóng.
Ngoài các nghi lễ rất độc đáo, khi đến hội phủ Dầy, khách tham quan còn được thưởng thức những đặc sản bánh cuốn, bánh đa vừng nướng hay nhìn hoặc mua những đồ vật cũ rất đặc trưng của Phủ Dầy, chợ Viềng Nam Định.
Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, lấy hình tượng Mẫu để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung che chở trong cuộc sống. Bằng hoạt động lễ hội, con người vừa có thể bày tỏ những tâm tư, khát vọng của mình vừa có dịp bộc lộ các khả năng sáng tạo của chính mình. Sống trong khung cảnh lễ hội, con người có được những giây phút “thăng hoa" để tạm quên đi những nỗi cực nhọc vất vả hàng ngày. Chính lễ hội đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người tiếp tục sống và lao động.
tags: phủ Dầy, phủ Dầy Nam Định, phu Day Nam dinh, hầu đồng, nghi thức hầu đồng, đồ hầu đồng hầu bóng,hau dong, nghi thuc hau dong, phu giay, phủ giầy, phu giay nam dinh
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông