Ngày đăng: 11-12-2022 | Lượt xem: 276
Ngày xưa tại một nước Lương nọ, đời Ngũ Quý, tại Phụng hóa Châu Minh, có một vị hòa thượng thân hình khác người, trán nhăn bụng lớn và hình vóc mập mạp. Chẳng biết vị hòa thượng này đến từ đâu, tên họ là gì, chỉ thấy ông thường mang theo một cái túi vải và một chiếc gậy tích trượng nên mọi người gọi ông là Bố Đại Hòa Thượng. Hòa thượng tính rất đỗi khôi hài, ban ngày đi lưu lạc không cố định, ông đi đâu rồi cũng trở về chùa Nhạc Lâm.
Mỗi lần đi đường là xung quanh ông lại có 18 đứa trẻ con vây xung quanh mà vui đùa, ông cứ nhoẻn miệng cười mãi. Mọi người cho ông những vật gì, khi ăn xong, còn lại bao nhiêu đều gói bỏ vào chiếc túi vải bên hông.
Ông còn được khâm phục vì có tài tiên tri rất chính xác về thời tiết nắng mưa. Bởi ngày mưa, hòa thượng đi guốc cao gót, nằm ngửa trên cái cầu to, co chân lên thì tự nhiên mưa tan, mặt trời lại hé ra, nắng lại lên ấm áp. Còn hễ trời nắng, ngài đi đôi dép cỏ là trời mưa.
Dân chúng tỏ lòng mến mộ bèn cùng nhau xây tháp cho Ngài ở núi Phong Sơn, nơi mà trước kia Ngài từng ngự, có chỗ để tích Trượng, chỗ để bình bát của Ngài.
Đức Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp nối ngôi Phật Thích Ca. Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh. Hiện nay, tượng Phật Di Lặc là một trong những mẫu tượng được gia chủ thỉnh về nhiều nhất.
Phong thủy tượng Phật Di Lặc hiện nay mang nhiều tính chất, ý nghĩa khác biệt hơn trước đây. Vì vậy, có rất nhiều tranh cãi khi nói về ý nghĩa phong thủy của tượng Phật Di Lặc. Cụ thể, có người cho rằng không riêng gì Phật Di Lặc mà tất cả các vị Phật, bồ tát đều không gắn liền với yếu tố Phật tài, tiền bạc. Vì Phật pháp có nói “tiền bạc chỉ là vật ngoài thân”. Hình ảnh Phật Di Lặc thường mang ý nghĩa về sự may mắn, hạnh phúc, sống lạc quan, vui vẻ.
Để đa dạng hóa ý nghĩa phong thủy, hiện hình ảnh Phật Di Lặc thường được khắc họa đi kèm với những hình ảnh khác như gậy như ý với ý nghĩa vạn sự như ý, gắn với cây đào mang ý nghĩa trường thọ hoặc gắn với hình ảnh thỏi vàng mang ý nghĩa Phật tài…
Loại đá nhân tạo thường được dùng để tạc tượng Phật, là loại đá được tạo thành với cốt liệu chính là bột đá tự nhiên như thạch ngọc, cẩm thạch, thạch anh…
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Khi nghề gốm sứ vừa mới xuất hiện thì các nghệ nhân đã sử dụng đất sét để tạc tượng Phật. Cho tới ngày nay gốm sứ vẫn là chất liệu truyền thống được sử dụng nhiều trong chế tác tượng Phật. Tượng Phật bằng sứ làm từ nguyên liệu thiên nhiên thuần khiết, thường là sử dụng đất sét trắng, nên rất thân thiện với môi trường.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Dễ vỡ, theo thời gian màu men dễ bị đổi màu và hoen ố. Không phù hợp làm những mẫu tượng Phật cỡ lớn.
Ngay từ buổi sơ khai, đồng đã là nguyên liệu được sử dụng để chế tạo các vận dụng vô cùng hữu ích, sử dụng trong đời sống thường ngày của con người. Và đặc biệt được sử dụng nhiều trong chế tác đồ thờ cúng, nhất là trong chế tác tượng Phật. Trên thế giới, những kiệt tác tượng Phật nổi tiếng đều được làm lên từ đồng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Giá thành tương đối cao (với giá trị nhận lại thì chất liệu rất bền với thời gian hơn hẳn chất liệu khác thì giá thành cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến lựa chọn của gia chủ.
Trên đây là một số ưu nhược điểm của các chất liệu thường được sử dụng chế tác tượng Phật. Không có gì là hoàn hảo cả, bạn nên chọn một chất liệu phù hợp nhất với gia đình, mục đích sử dụng của mình. Với ưu điểm của mình thì chất liệu đồng đang được gia chủ lựa chọn nhiều nhất.
Để được tư vấn cách chọn mua tượng Phật Di Lặc bằng đồng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0972 465 914 để được hỗ trợ.
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông