Ngày đăng: 02-07-2022 | Lượt xem: 548
Chuyển đến nhà mới đồng nghĩa với việc gia đình của bạn sẽ có khởi đầu mới, do đó bạn cần giữ cho mình một tâm thái tích cực, vui vẻ, niềm nở. Bạn và gia đình cần phải nói và làm những điều may mắn, điều lành vì việc này sẽ có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sau này của gia đình bạn.
Việc chia sẻ 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch là điều cần thiết. Ông bà xưa đã có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt” nên cần phải chú trọng mọi sự ngay từ ban đầu. Vào ngày chuyển nhà, gia chủ tuyệt đối không được tỏ thái độ giận dữ, không mắng mỏ người khác, cấm kỵ các cuộc cãi vã to tiếng, than thở cũng như nói điều xui để tránh tạo điềm không lành.
Sau khi đã tiến hành dọn dẹp đồ đạc thì trước khi về nhà mới cần tắm rửa, vệ sinh thân thể thật sạch sẽ. Cần để tâm việc ăn uống, tránh ăn các thực phẩm thuộc tứ linh hay nằm trong 12 con giáp như: baba, cá chép, thịt rắn, thịt mèo, rượu cao hổ cốt, rượu rắn, tỏi…và để giữ cho hơi thở luôn thơm tho nhất có thể.
Bạn cũng tuyệt đối không được sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ trước khi làm lễ nhập trạch hay về nhà mới. Ngoài ra, việc thực hiện 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch cũng có thể giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình thanh tịnh.
Chúng ta thường nghĩ rằng vào ngày nhập trạch mới được phép chuyển đồ đạc vào nhà, tuy nhiên theo đúng quan niệm phong thủy thì việc chuyển những đồ đạc có kích thước lớn như: giường tủ, điều hòa, tủ lạnh,… trong nhà các bạn có thể làm trước một vài ngày đó.
5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm linh phong thủy trong gia đình. Cho nên, tất cả các thủ tục nhập trạch cần có sự chuẩn bị thật cẩn thận và sẵn sàng từ trước.
Tâm linh thờ cúng bát hương gia tiên
Đối với tâm linh thờ cúng bát hương gia tiên khi tổ chức nhập trạch, có thể sẽ xảy ra hai trường hợp gia chủ cần lưu tâm khi chuẩn bị chuyển đến:
Một là, bạn chuyển vào ngôi nhà mới đã được xây trên nền đất vốn gia đình bạn đã ở từ trước. Ở trong trường hợp, nếu bạn không có vị trí thờ gia tiên tạm thời trước khi dọn về nhà mới thì cần chú ý ngay từ khi bắt đầu tiến hành xây cất nhà. Đây là một trong 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch.
Đối với bát hương thờ cúng tuyệt đối không được phép bỏ đi mà cần cất gọn gàng, bát hương phải được bọc kỹ trong tấm vải lụa có màu vàng hoặc màu đỏ đã được giặt qua nước ngũ vị hương, phơi thật khô và cất cẩn thận đến hôm nhập trạch nhà mới thì rước vào nhà.
Trường hợp hai, bạn tiến hành nhập lễ trạch vào ngôi nhà trên nền đất mới mua thì cần lưu ý rằng: Tuyệt đối không được rước bát hương thờ các vị thần linh ở nơi khác vào ngôi nhà mới này. Bởi mỗi vị trí đều có các vị thần làm chủ, nếu đem bát hương từ những nơi khác đến gây nên hiện tượng loạn thần làm bất ổn định trong gia đình.
Giống như trường hợp bát hương cũ, bạn cần bọc lại trong vải lụa và thêm công đoạn hóa ngay tại trên mảnh đất cũ và thực hiện báo cáo, làm lễ hạ giải còn bao nhiêu tro mới đem đến sông để thả trôi. Vậy nên, khi đến nhà mới cần thắp hương và cắm nhang vào bát hương của các thần linh cai quản nhà mới.
Tuy nhiên, đối với những bát hương của ông bà tổ tiên, bà cô ông mãnh, chân linh thì bạn hoàn toàn được phép rước vào ngôi nhà mới này.
Quy trình bốc bát hương cho lễ nhập trạch
Lần lượt bốc tro vào cho đến khi gần đầy miệng bát. Khi bốc nên bốc từng nắm nhỏ để tránh việc bị vương vãi ra sàn nhà. Bốc đầy bát và lắc sang hai bên cho đều, tạo độ xốp để dễ cắm hương vào.
Tránh việc dùng tay ấn hay nén tro để cho vào hũ đựng. Trước khi bốc bát hương nên xin phép bề trên trước. Sau khi bốc thì tiến hành đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát hương.
Lúc an vị cần đặt bát hương nằm ngay ngắn, đúng vị trí sao cho mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng nhìn thẳng của bàn thờ, bát nhang chính giữa so với 2 cạnh bên mép của bàn thờ. Bát hương thờ các vị thần linh nằm ở giữa, bát hương bà cô ở phía bên tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên sẽ nằm ở phía bên tay phải. Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương ở nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp gần một nơi thiêng liêng như vậy.
Mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ (thường rơi vào 23 đến 29 tháng Chạp) phải khấn vái để xin phép và chỉ được phép di chuyển một số đồ vật như: bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…Còn bát hương và bài vị đã định vị từ trước, chính vì thế không được phép xê dịch. 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch cần đề cập tới điều này.
Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải dùng tay cố định rồi lấy một cái khăn ẩm, sạch sẽ phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau sạch. Tốt nhất nên chuẩn bị khăn riêng để lau dọn. Bát nhang được phép bỏ đi như bát nhang của bàn thờ vong cần thả xuống sông suối, đặt lên trên một miếng xốp nổi tránh vấp phải những nơi uế tạp.
Đặt bát hương lên bàn thờ
Sau khi tiến hành nghi thức bốc bát hương và đặt lên bàn thờ thì phải thắp hương ngay. Đây cũng là một trong 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch. Nên thắp hương liên tục trong 1 tuần đầu tiên đến nhà mới. Cứ mỗi sáng khi ngủ dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ hoặc đèn dầu, rót một chén nước rồi cầu người những người thờ phụng về phù hộ cho mình.
Mỗi tối trước khi lên giường đi ngủ hãy thắp thêm một nén. Đồ lễ nhiều hay ít không quan trọng miễn sao đặt tấm lòng thành ở trong đó. Không cần liên tục thắp hương xuyên suốt cả một ngày. Nếu gia đình thắp hương vòng thì mỗi sáng và tối chỉ phải thay nước và lễ cầu.
5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch và lưu ý về bàn thờ là điều không phải gia chủ nào cũng nắm rõ. Nếu là bàn thờ mới được đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 3 tuần đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở các nhà chùa hoặc các thầy cúng thì cần tổ chức lễ trịnh trọng để rước bát hương về, không được cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày để đặt bàn thờ, tuy nhiên không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.
Bát hương trên bàn thờ quan trọng là vị trí cao thấp, không trọng to nhỏ, sang hèn. Bát hương thờ Phật, thần linh, Thổ công phải là bát cao nhất rồi đến gia tiên bên nội và cuối cùng là bà cô ông mãnh. Không hề quy định về số lượng chẵn lẻ hay nhiều ít. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ không có chỗ đặt các lễ vật lên bàn thờ cũng như vất vả khi thắp hương.
Gia chủ sẽ phải chuẩn bị lò than để các thành viên trong nhà bước qua đó khi vào nhà mới. Tuyệt đối các thành viên không đến nhà mới với tay không. Hãy mua sắm một số vật dụng như: chổi, chăn, nệm, chiếu,…để các thành viên xách đến nhà mới.
5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch được nêu trên đã giúp mọi người giải đáp hầu hết thắc mắc trong phong thủy. Nếu gia đình gia chủ có điều kiện hãy phát một ít tiền đến thể hiện sự sung túc, đủ đầy của gia đình và khi đến nhà mới cũng sẽ được như thế.
Ngày nhập trạch, điều đầu tiên khi đến nhà mới là cần đem lương thực như: gạo, miến, ngũ cốc, muối, đường…vào nhà để tượng trưng cho cuộc sống gia đình luôn được no ấm và thoải mái. Sau đó sẽ đến đem lửa vào nhà có thể đốt 5 ngọn nến để căn nhà luôn được ấm cúng hoặc đốt giấy lửa đem vào nhà, đốt bếp cồn khô ở nhà cũ mang đến.
Lưu ý sau khi đem lửa thì mới đem nước vào nhà có thể lấy được ở nhà mới. Nước thể hiện cho tài lộc và các mối quan hệ luôn sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng với bạn. Tiếp đến, bạn cần lo cho nơi mà mình nghỉ ngơi sau những hôm làm việc mệt mỏi của mình là chiếc giường ngủ.
1 trong 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch là đem theo 1 chiếu, 1 chăn và 1 đôi gối thể hiện cuộc sống vợ chồng cùng chia sẻ ngọt bùi, đầm ấm, hạnh phúc. Sau đó, bạn mới được phép đem chổi vào nhà, bởi chổi mang ý nghĩa chấn tà khí nhưng nếu mang vào trước thì lại có ý nghĩa như quét đi hết tài lộc của gia đình. Sau khi đế nhà việc cần làm đó chính là bật hết tất cả hệ thống điện và nước có trong nhà để các thần linh biết rằng nơi này đã có người đến ở.
Sau khi các nghi thức cúng bái đã hoàn thành bạn nên bật bếp và đun một ít nước để lấy vía mang ý nghĩa khai hỏa cho ngôi nhà. Cẩn thận hơn bạn có thể thắp lên 3 ngọn nến ở trong khu bếp, 3 ngọn nến này tượng trưng cho các vị thần đông trùng tư mệnh táo phủ thần quân để đem đến sự ấm cúng cho ngôi nhà.
Từ ngày tiến hành làm lễ nhập trạch nếu gia đình bạn chỉ chọn ngày nhập trạch mà chưa ở ngay thì vợ chồng gia chủ cần cùng ngủ trong ngôi nhà mới nhưng không được sinh hoạt vợ chồng. Nếu nhà bạn là nhà mượn tuổi để làm nhà thì nhờ người đó ngủ lại nhà một đêm để nhà cửa được ấm êm và mọi sự được như ý.
Trên đây là những 5 nguyên tắc vàng trong lễ nhập trạch theo thuật phong thủy, bạn hãy đọc để có thể tham khảo và chuẩn bị thật kỹ càng cho ngày nhập trạch về nhà mới. Chúc bạn có một buổi lễ nhập trạch thật thành công và đem đến cho gia đình mình một cuộc sống mới đầy viên mãn hơn.
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông