Ngày đăng: 26-04-2021 | Lượt xem: 976
Câu đối có nguồn gốc từ Trung Quốc, người TQ gọi câu đối là đối liên ( 對聯 ) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù ( 桃符 ) . Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán. Người TQ quan niệm rằng ” nếu thơ là tinh hoa của văn hóa chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa” . Như vậy để thấy rằng một câu đối khi đã được mọi người sử dụng và lưu truyền mang nhưng tinh hoa văn hóa rất sâu sắc.Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家) câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934 – 965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.
Để viết câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân vế đối, khi viết câu đối cần chọn được câu chữ tuân theo các nguyên tắc sau:
– Đối ý và đối chữ
Đối ý: Hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Đối chữ: Phải xét hai phương diện thanh và loại
+ Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc ( và ngược lại)
+ Về loại: Thực tự (hay chữ nặng có thực như: Trời, đất, cây cỏ..) phải đối với thực tự; Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru..) phải đối với hư tự; Danh từ phải đối với Danh từ; Động Từ phải đối với Động Từ; Nếu vế đối này đặt bằng chữ nho thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ nho…
– Vế câu đối
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế đối, nếu câu đối đo do một người sáng tác thì hai vế được gọi là vế trên và vế dưới. Nếu người đó nghĩ ra một vế để cho người khác nghĩ và làm ra vế kia và đối lại thì gọi là vế ra và vế đối.Vế trên – câu bên phải (khi treo) còn vế dưới – câu bên trái (khi treo). Khi một câu đối do môt người làm ra cả hai vế thì chữ cuối của vế trên là thanh trắc còn chữ cuối của vế dưới là thanh bằng
– Số chữ trên câu đối và các thể câu đối
Một câu đối được làm ra có số chữ trong câu không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
+ Câu tiêu đối: là các câu đối có 4 chữ trở xuống VD: phúc như đông hải – thọ tỷ nam sơn
+ Câu đối thơ: Là những câu đối làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn VD: Phúc sinh phú quý gia đường thịnh – Lộc tiến vinh hoa tử tôn vinh
+ Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có: Lối câu song quan- là những câu có 6-9 chữ đặt thành một đoạn liền ; Lối câu cách cú – là những câu mà mỗi vế đối chia làm hai đoạn một ngắn , một dài và Lối câu gối hạc hay hạc tất – Là những câu mà mối vế đối có 3 đoạn trở lên.
– Luật bằng – trắc
Luật thanh trong câu tiểu đối
+Vế phải: trắc – trắc -trắc
+Vế trái: bằng – bằng – bằng
Luật trong câu đối thơ: tuân theo luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn
Luật trong câu đối phú: Chữ cuối của mỗi vế và chữ cuối của mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì: nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải bằng và ngược lại nếu chữ cuối vế là bằng thì các chữ cuối các đoạn trên phải là trắc. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn cuối có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.
1. Phiên âm: Đức Đại Giáo Gia Tổ Tiên Thịnh – Công Cao Khai Địa Hậu Thế Trường
Dịch nghĩa: Công cao mở đất lưu hậu thế – Đức cả rèn con rạng tổ tông
2. Phiên âm: Bản căn sắc thái ư hoa diệp – Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
Dịch Nghĩa: Sắc thái cội cành thể hiện ở hoa lá – Tinh thần tổ tiên trường tồn trong cháu con
3. Phiên âm: Mộc xuất thiên chi do hữu bản – Thủy lưu vạn phái tố lòng nguyên
Dịch nghĩa: Cây chung nghìn nhánh sinh từ gốc – Nước chảy muôn dòng phát tại nguồn
4. Phiên âm: Tộc tính quý tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh – Tổ đường linh bái, thiên niên hắng tại đức lưu quang
Dịch nghĩa: Họ hàng tôn quý, công danh muôn thủa chẳng phai mờ – Tổ miếu linh thiêng, phúc đức ngàn thu còn tỏa sáng
(Sưu tầm, Nguồn: Việt Nam thi đàn)
SHOWROOM "ĐỒ ĐỒNG VIỆT DOVI" & VP: Tòa B09 Lê Văn Tám (Chợ cây Vạn Phúc), Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0972 465 914 - 0947 450 648 - Email: dothocungviet@gmail.com
Mã số thuế: 0109379202 - Tài khoản: 33678888 - Ngân hàng Á Châu (ACB) - PGD Hà Đông